Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Blogger Huỳnh Công Thuận tạm ngưng blog này

Blogger Huỳnh Công Thuận xin thông báo: Tạm ngưng blog này, xin đến các địa chỉ sau:

Blogger:
http://huynhcongthuan.blogspot.com/

Facebook:
https://www.facebook.com/hcthuan

2 SV Sài Gòn, Nguyễn Nữ Phương Dung (Miu Mạnh Mẽ) và Nguyễn Thảo Chi (Mss Sapphire) đại diện mạng lưới blogger Việt Nam đến LHQ trao ‪#‎tuyenbo258‬ đòi quyền làm người, ngày thứ 2 5/8 trở về trong sự chào đón chúc mừng của bạn bè:



Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Tuyên bố của mạng lưới blogger Việt Nam



Việt Nam phải sửa đổi pháp luật để chứng minh cam kết tranh cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc

Hội đồng Nhân quyền Liên HiệpQuốc (HĐNQ) có trách nhiệm tăng cường việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền trên toàn thế giới, giải quyết tình trạng vi phạm nhân quyền và đưa ra khuyến nghị.

Là một ứng cử viên vào HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016, Việt Nam phải chứng minh các cam kết của mình nhằm hợp tác với HĐNQ và duy trì “những chuẩn mực cao nhất trong việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền”.

Những nghĩa vụ và trách nhiệm này không chỉ được áp dụng trên bình diện quốc tế, mà còn trong nội bộ Việt Nam. Chính quyền Việt Nam cũng cần xem xét ại tình trạng vi phạm nhân quyền trên đất nước họ và nhân dân Việt Nam cũng phải có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt, kể cả các vấn đề nhân quyền.

Để cải thiện việc bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, chúng tôi sẽ thực thi các nguyên tắc của HĐNQ như những hướng dẫn cho các hành động của chúng tôi, vốn cũng đồng thời tuân thủ các nghĩa vụ của Việt Nam theo luật nhân quyền quốc tế.

Chúng tôi sẽ:

- Tiếp tục xúc tiến và truyền đạt đến người dân Việt Nam về các quyền của họ bằng cách phân phối công khai bản Tuyên ngôn nhân quyền, tổ chức các diễn đàn công khai để thảo luận về nhân quyền ở Việt Nam và vận động cho những sự cải thiện cần thiết trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền.

- Tiếp tục giám sát, báo cáo và bình luận công khai về sự cải thiện, thụt lùi hay vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, với sự tập trung vào vấn đề chính sách và thực thi chính sách ảnh hưởng đến nhân quyền do nhà chức trách Việt Nam tiến hành.

Để hoàn thành những hành động có trách nhiệm này, chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam và HĐNQ xem xét lại Điều 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, sửa đổi năm 2009 – “tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. 

Trong tháng Năm năm 2013, hai blogger đã bị tạm giữ ngay sau khi họ phân phát bản Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền và cảnh sát cáo buộc họ “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước”. Chỉ vài tuần sau đó, hai blogger khác cũng bị tam giữ sau khi tham gia một cuộc dã ngoại để thảo luận về các nội dung của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.

Gần đây nhất, trong tháng Năm và tháng Sáu năm 2013, điều 258 đã được sử dụng để bắt blogger Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào và Đinh Nhật Uy vì đã thực hiện quyền tự do biểu đạt bằng các đăng tải các bài viết ôn hoà lên blog của họ.

Điều này vi phạm điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do tư tưởng và biểu đạt. Quyền này bao gồm sự tự do tư tưởng mà không bị cản trở, được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và ý kiến qua mọi phương tiện truyền thông bất kể biên giới”. 

Sẽ là một trọng trách khi phụng sự như một quốc gia thành viên của HĐNQ, và là cơ hội để thúc đẩynhân quyền ở trong cũng như ngoài quốc gia đó. Để thành công trong việc ứng cử vào HĐNQ, chúng tôi tin rằng Việt Nam phải bãi bỏ hoặc sửa đổi điều 258 để đảm bảo rằng nhân dân Việt Nam được tự do để tự học hỏi về nhân quyền cũng như thúc đẩy nhân quyền.

Chúng tôi hy vọng rằng Việt Nam sẽ xem xét việc huỷ bỏ điều 258 để chứng tỏ cam kết của mình và đóng góp cho việc xúc tiến và bảo vệ nhân quyền, và chúng tôi hy vọng các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc sẽ thúc đẩy Việt Nam thực hiện điều đó trong thời gian vận động tranh cử.

Chúng tôi yêu cầu Việt Nam thể hiện các cam kết về nhân quyền của họ như một ứng cử viên tốt trước cuộc bầu cử, để tạo điều kiện cho các thành viên Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đánh giá các cam kết nhân quyền của họ. Việc bãi bỏ điều 258 phải là một trong các cam kết đó.

Như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã nói – “Tất cả các nạn nhân của việc vi phạm nhân quyền có thể trông cậy vào Hội đồng nhân quyền như một diễn đàn và một bàn đạp cho các hành động”. Là những người vận động cho tự do biểu đạt ở Việt Nam và là nạn nhân của các vi phạm nhân quyền vì các hoạt động của mình, chúng tôi xem việc ứng cử của Việt Nam vào Hội đồng Nhân quyền như một cơ sở cho các cuộc thảo luận có tính xây dựng về nhân quyền ở đất nước chúng tôi.

----------

Bản tiếng Anh (English Version) 

STATEMENT FROM A NETWORK OF VIETNAMESE BLOGGERS 

VIETNAM SHOULD AMEND LAW TO DEMONSTRATE HUMAN RIGHT COUNCIL CANDIDACY COMMITMENT

The United Nations Human Rights Council (HRC) is responsible for strengthening the promotion and protection of human rights around the globe and for addressing situations of human rights violations and making recommendations on them. 

As a candidate for the HRC for the 2014-2016 tenure, Vietnam must demonstrate its commitment to cooperating with the HRC and upholding “the highest standards in the promotion and protection of human rights”.

These obligations and responsibilities do not only apply on the international arena, but also inside Vietnam. The Vietnamese government also needs to review the human rights situation in their own country and the Vietnamese people also have a right to freedom of opinion and expression, including on these matters.

In order to improve the protection of human rights in Vietnam, we will take HRC's principles as guidelines for our actions, which also comply with Vietnam’s obligations under international human rights law.

We will:

- Continue to promote and inform the Vietnamese people about their rights by publicly distributing the Universal Declaration of Human Rights (UDHR), organizing public forums to discuss human rights in Vietnam and advocating for necessary improvements of the respect and protection of human rights.

- Continue to monitor, publicly report and comment on improvement, setbacks, or violations of human rights in Vietnam, with a focus on policy and practice by the Vietnamese authorities that affect human rights.

In order to fulfill these responsible actions, we call upon the Vietnamese government and the HRC to review Article 258 of the 1999 Penal Code, amended in 2009 - “crime of abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State, the legitimate rights and interests of organizations and/or citizens”. 

In May 2013, two bloggers were detained right after they distributed the UDHR and police accused them of abusing democratic freedoms to infringe upon the interests of the State. Only weeks later, two other bloggers were detained after participating an outdoor picnic to discuss the content of the UDHR.

Most recently, in May and June 2013, Article 258 was used to arrest blogger Truong Duy Nhat, Pham Viet Dao, and Dinh Nhat Uy forexercising their rights of freedom of expression by peacefully publishing texts on their blogs.

This article is in breach of the Article 19 of the UDHR: "Everyone has the right to freedom of opinion and expression; this right includes freedom to hold opinions without interference and to seek, receive and impart information and ideas through any media and regardless of frontiers." 

It would be a great responsibility to serve as a member stateof the Human Rights Council, and an opportunity to promote human rights domestically and abroad. For a successful candidacy, we believe Vietnam must repeal or make amendments to Article 258 to ensure that Vietnamese people are free to educate themselves about and promote human rights.

We hope that Vietnam will consider the abrogation of Article 258 to demonstrate its commitment and contribution to promoting and protecting human rights, and we hope that the General Assembly members will push Vietnam to do so during the campaigning period.

We request Vietnam to present its human rights pledges as a candidate well before the election, to enable members of the General Assembly to assess its human rights commitment. The abrogation of Article 258 should be among the pledges.

As said by Ban Ki-moon, UN Secretary-General - “All victims of human rights abuses should be able to look to the Human Rights Council as a forum and a springboard for action.” As advocates for freedom of expression in Vietnam and victims of human rights violations because of our activism, we view Vietnam's candidacy for the HRC as a platform for constructive human rights discussions in our country.

Lịch Sử Quốc hiệu Việt Nam và lá Quốc kỳ đầu tiên của nước "Việt Nam"

* Vua Gia Long thống nhất đất nước lên ngôi năm 1802 đặt Quốc hiệu là VIỆT NAM, đây là lần đầu tiên tên nước Việt Nam được dùng cho nước ta, trước đó và sau này và mãi cho đến hiện nay chỉ duy nhất thời nhà Nguyễn mới có tên nước là Việt Nam (2 chữ) còn ngoài ra thời xưa thì Đại Việt, Đại Cồ Việt, Đại Ngu... còn thời nay thì Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Cộng Hòa miền nam Việt Nam hay Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam chứ không có thời nào lấy Quốc hiệu tên nước là Việt Nam như thời nhà Nguyễn.

* Quốc kỳ với nền Vàng Ba Sọc Đỏ được dùng trong hai triều đại Kháng Pháp dưới sự lãnh đạo của vua Thành Thái (1890) và vua Duy Tân (1920)
Vào tháng 8 năm 1883 đời vua Hiệp Hòa, Pháp tấn công vào cửa Thuận An, gởi tối hậu thư bắt ép triều đình phải ký hoà ước Quý Mùi 1883, công nhận Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, còn Trung và Bắc Kỳ thuộc quyền bảo hộ của Pháp (có nghĩa là mất tư cách độc lập về ngoại giao và quốc phòng).
Cảm thông tâm trạng bất mãn của nhân dân thể hiện qua những tiếp xúc với các sĩ phu ngoài hoàng thành, vua Thành Thái đã không những không thỏa mãn các đòi hỏi của chính quyền bảo hộ (Pháp), mà còn trọng dụng nhiều nhân tài thanh liêm và đức độ như các ông Ngô Đình Khả, Nguyễn Hữu Bài, với hy vọng khôi phục và canh tân đất nước.
Năm 1890, vua Thành Thái xuống chiếu thay đổi quốc kỳ chữ Hán (Long Tỉnh Kỳ) bằng quốc kỳ mới. Lá cờ nền Vàng Ba Sọc Đỏ lần đầu tiên được cấu tạo và được dùng làm cờ nước và được đặt tên là ĐẠI NAM QUỐC KỲ (SV Nguyễn Phương Uyên đã dùng lá cờ này và còn cẩn thận ghi rỏ: ĐẠI NAM QUỐC KỲ).
Có thể nói Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ - gọi tắt là "Cờ Vàng" - là lá "quốc kỳ" đúng nghĩa đầu tiên của dân tộc Việt Nam, vì nó hàm chứa nguyện vọng độc lập và thống nhất của lãnh thổ Việt.
Sự kiến tạo lá quốc kỳ mới ấy có nhiều ý nghĩa vô cùng quan trọng:
- Thể hiện ý chí đấu tranh, bác bỏ hiệp ước Quý Mùi, "chia để trị" của thực dân Pháp, đã tao ra tình trạng Nam Kỳ thuộc địa, Trung Bắc kỳ bảo hộ.
- Xác quyết sự toàn vẹn lãnh thổ của Đại Nam Quốc, ba miền đều có tư thế chính trị giống nhau và bất khả phân trong nền tảng màu Vàng của dân tộc Việt ở phương Nam.
- Nêu cao tinh thần "quốc gia dân tộc", bằng cách đoạn tuyệt với sự liên hệ của chữ Hán, cũng như thoát ly ra khỏi nền bảo hộ Pháp và triều cống Tàu.
Chính vì các ý nghĩa trên mà lá cờ Vàng còn được mệnh danh là cờ "Quốc Gia".


Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

Bất thường vụ khám xét và bắt giử anh Đinh Nhật Uy ở Long An ngày 15/6/2013


Trưa hôm qua, 15/6/2013 nhiều Công an đã đến khu vực vườn nhà riêng của vợ chồng ông Đinh Văn Chuộn và bà Nguyễn Thị Kim Liên (là cha mẹ của 2 anh em Đinh Nguyên Kha và Đinh Nhật Uy) tại ấp 4, Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An trong khi cả 2 ông bà chủ nhà đều đi vắng khóa trái cửa ngoài, họ liền đi tìm bắt anh Đinh Nhật Uy và áp giải đưa anh đến nhà cha mẹ ép buộc anh phải phá khóa cửa để cho họ vào (sao họ không tự phá lại xúi người khác làm?), nhưng vì đây không phải là nhà của mình nên anh Uy không dám làm chuyện sai trái theo lời xúi dại của họ, sau khi ép buộc dụ dỗ anh Uy không được, họ quay qua (ép) buộc một người dân dùng kềm cắt khóa cửa nhà và sau đó họ vào nhà riêng của vợ chồng ông Chuộn, bà Liên tiến hành khám xét, khi đang làm cái việc (sai trái) thì bà Liên về đến, khi biết chuyện nhà của mình bị người ta ngang nhiên cắt khóa cửa mà không có mặt và không có sự đồng ý của chủ nhân, bà Liên tức giận đã (chỉ vào mặt) nói thẳng với người cắt khóa nhà mình: "anh cắt khóa cửa nhà tôi thì anh phải thường cho tôi", người dân này phân trần "mấy ông (công an) này kêu tôi cắt chứ đâu phải tôi tự ý cắt, có gì bà bắt họ thường", bà Liên trả lời: "anh cắt khóa cửa nhà của tôi thì anh phải thường cho tôi, còn ai kêu anh làm thì anh bắt họ thường là việc của anh" [không lẽ họ kêu anh ăn c** anh cũng ăn à].
 Căn cứ vào quy định pháp luật hiện hành thì trong việc khám xét nhà riêng của vợ chồng (ông Chuộn, bà Liên) cùng với việc bắt giử anh Đinh Nhật Uy có 2 điểm bất thường:
(1) Điểm bất thường thứ nhất:
Theo biên bản khám xét của cơ quan ANĐT công an tỉnh Long An đối với Đinh nhật Uy; SN.... Nơi đăng ký HKTT: số 584, Quốc lộ 62, P.6, TP.Tân An, Long An.
- Rỏ ràng là trong biên bản có ghi rỏ: (thi hành lệnh khám xét chổ ở số 04 ngày 12 tháng 6 năm 2013) "khám xét chổ ở đối với Đinh Nhật Uy HKTT số 584, Quốc lộ 62, P.6, TP.Tân An, Long An." nhưng không biết tại sao họ lại cố ý vô tình khám xét đã không đúng nơi và hoàn toàn không đúng địa chỉ: "ấp 4, Mỹ Phú, Thủ Thừa, Long An."
(2) Điểm bất thường thứ hai:
Chẳng những việc khám xét đã không đúng nơi và hoàn toàn không đúng địa chỉ, việc thu giử đồ đạc, vật dụng, tài sản lại càng tùy tiện hơn, vì đây không phải là nhà riêng của anh Đinh Nhật Uy mà là nhà riêng của vợ chồng ông Chuộn, bà Liên nên tất cả các vật dụng tài sản trong nhà hoàn toàn không phải của anh Uy. Điều đáng nói hơn là ông Chuộn là thợ tiện cơ khí (điều khiển xử lý bằng máy tính) ông Chuộn đã mua một lô sắt để chế tác ra sản phẩm và con gái ông vừa mua cho ông một phần mềm chuyên dụng để xử lý điều khiển máy tính cày trong ổ cứng với giá 27 triệu đồng để ông thực hiện xử lý chế tác sản phẩm, họ biết rỏ điều này nhưng họ đã gở và thu cái ổ cứng của ông Chuộn khiến lô sắt ông đã mua định chế tác ra sản phẩm đã trở thành đống sắt vụn.
* Cũng cần nói thêm đây không phải mới một lần đầu họ làm sai mà lần trước khi họ khám xét thu giử vật dụng của Đinh Nguyên Kha thì họ cứ nhầm vào tài sản của Đinh nhật Uy mà thu giử, nay khi thu giử vật dụng của Đinh Nhật Uy thì họ lại cố tình nhầm vài tài sản của ông Đinh Văn Chuộn mà thu giử ?. Đây có phải là một sự nhầm lẫn có tính toán.
* Ngoài ra khi vào nhà họ gặp bất kỳ cái gì ngộ ngộ lạ lạ từ lớn đến bé họ đều muốn thu tất cả, như tấm giấy ghi dòng chử "TỰ DO HỘI HỌP là quyền CỦA CÔNG DÂN" mà cô Dương Thị Tân cầm chụp hình phía dưới họ cũng định thu giử nhưng bị cười mỉa mai khiến họ mắc cở xấu hổ phải để lại.
* Hơn nữa, biên bản đã ghi không đúng sự thật, người lập biên bản cố tình bỏ qua những tình tiết quan trọng như việc tự ý tùy tiện cắt khóa cửa mà không có mặt và không có sự đồng ý của chủ nhân...

*****

 Ngay từ đêm qua 15/6/2013 sau khi đến nhà Đinh Nhật Uy thăm gia đình và được nghe bà KimLiên (Mẹ của Nhật Uy và Nguyên Kha) kể lại vụ việc và nhất là đã được xem qua "biên bản khám xét" tôi đã ngay tức khắc thấy có việc "Bất thường vụ khám xét và bắt giử anh Đinh Nhật Uy ở Long An ngày 15/6/2013" nhưng hôm nay 16/6/2013 lại có tờ "báo hại" vẫn cố tung tin xuyên tạc, vu khống bôi nhọ...
Quả nhiên là đê tiện có khác...



Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Trưởng phòng QL XNC CA Vĩnh Long lạm quyền ?


Tóm tắt vụ việc:
  • Ngày 03/05/2012 Hộ chiếu sắp hết thời hạn, đến phòng quản lý XNC, Công an tỉnh Vĩnh Long làm thủ tục đổi/cấp hộ chiếu mới, sau khi điền hồ sơ, nộp hình, nộp phí và được cấp giấy biên nhận hẹn đến ngày 15/05/2012, nhưng khi đến nhận hộ chiếu Trung tá Hồ Văn Vũ cho biết là không cấp hộ chiếu mới với lý do “bị cấm xuất cảnh đến ngày xx/8/2014” (vì nói miệng nên không nhớ ngày). Yêu cầu cấp văn bản lý do phòng quản lý XNC Vĩnh Long không cấp/đổi hộ chiếu mới cho công dân. Nhưng chỉ trả lời miệng là: “cái này bên phòng bảo vệ chính trị 2, công an TP.HCM cấm, có gì anh đến đó hỏi”. Sau nhiều lần nhắc lại yêu cầu trả lời bằng văn bản nhưng chỉ được trả lời miệng: “đây là “tối mật” không cung cấp văn bản được, anh đến phòng phòng bảo vệ chính trị 2, công an TP.HCM, chắc anh biết chổ mà, trước ở đường Trần Hưng Đạo nay không biết chuyển đi đâu, anh chịu khó hỏi thăm đi”. Sau khi được luật sư tư vấn và tham khảo Ngh đnh s 136//2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 ca Th tướng Chính ph v xut cnh, nhp cnh ca công dân Vit Nam, xét thấy phòng ban của công an tỉnh, thành phố không có thẩm quyền cấm công dân xuất cảnh. Sau đó tôi đã 2 lần khiếu nại, tố cáo:
  • Lần 1: ngày 28/8/2012 khiếu nại đến Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long không được trả lời.
  • Lần 2: ngày 17/1/2013 tố cáo đến Giám đốc Công an tỉnh Vĩnh Long và bộ Công an, ngày 04/02/2013 Thanh tra Công an bộ có công văn số 519/TB-V24 báo chuyển đến trưởng phòng quản lý XNC Vĩnh Long giải quyết, sau đó phòng quản lý XNC Vĩnh Long gởi giấy mời, ngày 7/3/2013 đến gặp Trưởng phòng QL XNC Vĩnh Long, trong khi trước đó Trung tá Hồ Văn Vũ cho biết là tôi bị phòng bảo vệ chính trị 2, công an TP.HCM cấm xuất cảnh đến ngày xx/8/2014, lần này Thượng tá Lê Thành Vũ lại nói khác đi là tôi bị cấm xuất cảnh vì lý do an ninh theo khoản 6, điều 21 chương IV nghị định 136/2007/NĐ/CP, nhưng tại điểm d, khoản 1, điều 22 có nói rõ “Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.”
Tôi yêu cầu:
(1) cung cấp quyết định cấm xuất cảnh - không có.
(2) Yêu cầu cho văn bản việc từ chối không cấp hộ chiếu - không được.
(3) Yêu cầu lập biên bản theo quy định - cũng không được.
(4) Thậm chí đến giấy mời cũng bị thu lại. Đây là hành vi ném đá giấu tay, phi tang chứng cứ.
(5) Chưa nói đến việc thu phí của công dân để cấp Hộ chiếu nhưng không cấp thì số tiền đó đi về đâu ?
  • Sau hơn một năm kể từ ngày 3/5/2012 nộp hồ sơ đến ngày 5/6/2013 Thượng tá Lê Thành Vũ trưởng phòng mới gởi thông báo bằng văn bản trả lời cho biết cơ quan chưa cấp hộ chiếu "vì lý do an ninh Quốc gia và trật tự an toàn xã hội" theo khoản 6, điều 21 chương IV, nghị định 136/2007/NĐ/CP. Nhưng tại điều 22: Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh: tại điểm d có nói rõ “Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.”


Có phải phòng QL XNC CA Vĩnh Long lạm/tiếm quyền Bộ trưởng CA
khi trả lời tiền hậu bất nhất?


Trích nguyên văn Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/08/2007 của Thủ tướng Chính phủ về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Chương IV - QUY ĐỊNH VỀ VIỆC CHƯA ĐƯỢC XUẤT CẢNH, CHƯA ĐƯỢC CẤP GIẤY TỜ CÓ GIÁ TRỊ XUẤT CẢNH, NHẬP CẢNH VIỆT NAM.
Điều 21. Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Khoản 6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
Điều 22.
1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh:
d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.




Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Chúng tôi sát cánh cùng nhóm SV Luật ra "Tuyên Ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn"


Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các - những sinh viên Luật khởi xướng Tuyên Ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn.

Chúng tôi, những công dân của nước Việt Nam, công khai danh tính, đồng nhận định rằng:
1. Tuyên ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn được thực hiện bởi những người yêu chuộng lẽ phải, không chỉ để nhắc nhở, mà còn khuyến khích cơ quan xét xử, trong hiện tình chính trị Việt Nam, can đảm thực hiện đúng chức phận bảo vệ công lý và pháp luật của mình.
2. Tuyên ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn hoàn toàn hướng đến mục tiêu mưu cầu công lý, sự thật và lẽ phải. Chính vì thế, Tuyên ngôn đã được hưởng ứng với hơn 2700 chữ ký của các người Việt Nam ở khắp nơi.
3. Việc Đoàn Thanh niên Cộng sản của Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh đăng tải bài viết trên website của họ, công khai cho rằng việc đưa ra Tuyên bố của ba công dân đồng thời là sinh viên Luật, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, “chỉ là hành động nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi cá nhân... hành động này lại tạo nên ảnh hưởng xấu đến dư luận nói chung và cộng đồng Đoàn viên, sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói riêng,” là một hành vi mang tính công kích cá nhân, xem thường quyền hiến định của các công dân Việt Nam trong việc lên tiếng, góp ý cho các vấn đề trong xã hội.
4. Đặc biệt, việc Đoàn Thanh niên trường này, trên website của họ, công bố hồ sơ cá nhân, đăng tải những dữ kiện riêng tư về điểm học tập của các sinh viên Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, là một hành vi xâm phạm đến Quyền bí mật đời tư cá nhân được quy định tại Điều 25 và Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Từ những nhận định trên, chúng tôi, những công dân Việt Nam, cùng tuyên bố:
- Phản đối hành vi xuyên tạc, bôi nhọ, và vu khống dưới mọi hình thức đối với ba công dân đồng thời là sinh viên Luật, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các.
- Ủng hộ việc ba sinh viên Luật, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, khởi kiện Đoàn Thanh niên Cộng sản trường Đại học Luật Tp. HCM với hành vi xâm phạm Quyền bí mật đời tư cá nhân được quy định tại Điều 25 và 37 Bộ luận Dân sự 2005.

Chúng ta - Công Dân Tự Do sát cánh cùng Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các - những sinh viên Luật khởi xướng Tuyên Ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn.

* * * * *
http://tuyenngondvv.blogspot.com/2013/05/nhom-khoi-xuong-khoi-kien-oan-truong-h.html

NHÓM KHỞI XƯỚNG KHỞI KIỆN ĐOÀN TRƯỜNG ĐH LUẬT TP. HCM

Nhận thấy, sau khi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại Học Luật TP. HCM (Đoàn truờng)  đăng bài viết “Thực hư về những người khởi xướng Công lý cho Đoàn Văn Vươn” của tác giả Trung Nhân, chúng tôi đã có thư yêu cầu xin lỗi và thư đề nghị tranh luận về mặt pháp lý nhưng không đựợc Đoàn trường hồi đáp.

Nay, chúng tôi, những người khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn quyết định khởi kiện Đoàn trường về hành vi xâm phạm đến “quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín” được quy định tại Điều 37, và “quyền bí mật đời tư” được quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự.

Chúng tôi khởi kiện không nhằm mục đích thắng – thua trước phán quyết của Tòa án, cũng không xem đó là cơ hội để biện minh trước các cáo buộc của Đoàn trường. Việc chúng tôi khởi kiện là để nói với công luận nói chung và những người học luật nói riêng biết rằng:

1. Tinh thần thượng tôn pháp luật luôn cần được bảo đảm trong một môi trường giảng dạy và đào tạo luật. Việc tiếp tay xâm phạm vào quyền bí mật đời tư và dung túng cho hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của bất kỳ ai cần được kiên quyết lên án và loại trừ.

2. Chuẩn mực văn minh tối thiểu của những người sinh hoạt trong môi trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục pháp luật là tinh thần sẵn sàng tranh luận, phản biện và tôn trọng lẫn nhau, thay vì hành xử vô trách nhiệm như quy chụp và cáo buộc theo cảm tính, để sau đó phải im lặng và né tránh như cách làm của Đoàn trường trong thời gian qua.

3. Việc xây dựng và rèn luyện nếp sống, thói quen sử dụng pháp luật như là công cụ để giải quyết các rắc rối và bảo vệ quyền lợi của mình là điều mà những người học luật cần tiên phong.

Vì lẽ đó, việc khởi kiện của chúng tôi là cần thiết. 
Nói đến những người học luật là nói đến tinh thần luật pháp, nơi đó ghi dấu hình ảnh của những người sẵn sàng sử dụng lý lẽ và tư duy để bảo vệ chính mình, và vì một nền Công lý cho tất cả.

Xem đơn kiện của Nguyễn Trang Nhung TẠI ĐÂY
Xem đơn kiện của Bùi Quang Viễn TẠI ĐÂY
Xem đơn kiện của Phạm Lê Vương Các TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

CẨM NANG PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG

Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người mà không có quyết định bằng văn bản
Trích nội dung THÔNG TƯ SỐ 26/2007/TT-BCA:
Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Bộ Công an ban hành Thông tư số 26/2007/TT-BCA về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính (ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004).
Theo qui định tại thông tư số 26 do Bộ Công an ban hành, thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ.
Đối với người vi phạm qui chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 48 giờ. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ chỉ được áp dụng trong trường hợp cần phải có thêm thời gian làm rõ lai lịch, thân nhân người vi phạm và những tình tiết quan trọng, phức tạp liên quan.
Khi chưa hết thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ, nhưng đã điều tra, xác minh làm rõ, có đủ cơ sở kết luận và xử lý xong hành vi vi phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định chấm dứt ngay việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ có dấu hiệu tội phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải chuyển ngay hồ sơ và người bị tạm giữ kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết.
Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người mà không có quyết định bằng văn bản.

*****
Hiến pháp 1992
Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Điều 71:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.



oooOooo

GIẤY TRIỆU TẬP ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NÀO?
Một số người cứ nghe nói đến mấy từ “Giấy triệu tập” là hãi. Thật ra, giấy triệu tập chẳng có gì là ghê gớm, đó là một loại Giấy mời được các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) sử dụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự, và được quy định rõ, chi tiết cụ thể các trường hợp sử dụng trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự. Theo quy định, khi tiến hành hoạt động tố tụng không sử dụng Giấy mời mà chỉ có duy nhất giấy triệu tập.
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự là văn bản pháp luật duy nhất quy định về việc dùng giấy triệu tập mà hệ thống cơ quan tố tụng phải tuân hành.
Thẩm quyền ký giấy triệu tập:
Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, Điều tra viên (Điều 35), Kiểm sát viên (Điều 37), Thẩm phán (Điều 39) có thẩm quyền ký giấy triệu tập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự..
Phạm vi nội dung làm việc khi triệu tập:
- Điều tra viên: Có quyền triệu tập để hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 35).
- Kiểm sát viên: Có quyền triệu tập để hỏi cung bị can; lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 37).
- Thẩm phán: Có quyền triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà (Điều 39).
Như vậy, quyền triệu tập đương sự của Thẩm phán rộng hơn Điều tra viên và Kiểm sát viên..
Đối tượng triệu tập:
- Bị can: phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (khoản 3 Điều 49).
- Bị cáo: phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (khoản 3 Điều 50).
- Người bị hại: là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (Điều 51).
- Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 52);
- Bị đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. (khoản 3 Điều 53);
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình. (khoản 2 Điều 54).
- Người làm chứng: Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (khoản 4 Điều 55).
Người làm chứng có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
- Người bào chữa: gồm Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân (các điểm a, b, c khoản 1 Điều 56) phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (điểm đ khoản 3 Điều 58).
BLTTHS không quy định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có quyền triệu tập người bảo vệ quyền lợi của đương sự không bị triệu tập.
- Người giám định phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (khoản 3 Điều 60).
- Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 2 Điều 61)..
* Đặc biệt, riêng người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền tham gia tố tụng nhưng cơ quan tố tụng lại không có quyền triệu tập:
Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người được người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự nhờ bảo vệ quyền lợi cho mình và được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể là: luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác (khoản 1 Điều 59).
Như vậy, công dân chấp hành giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng vừa là thực hiện quyền, vừa là nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, không có chuyện “được” hay “bị” triệu tập như một số người thường dùng để lòe người thiếu hiểu biết pháp luật..
Xác định tính hợp pháp của người ký giấy triệu tập:
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự đã quy định rõ phạm vi đối tượng có thể triệu tập, tức công dân phải là một trong những đối tượng có tư cách tham gia tố tụng là: bị hại, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa, người giám định, người phiên dịch. Không được phép triệu tập khơi khơi để hỏi những chuyện vớ vẩn, linh tinh không liên quan đến một vụ án cụ thể.
Trước đây, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định chỉ Trưởng, Phó cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền ký giấy triệu tập. Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự sửa đổi, bổ sung ngày 26/11/2003 quy định Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đều có quyền ký giấy triệu tập.
Vì vậy, để xác định giấy triệu tập được ký hợp pháp, tức người ký nhân danh cơ quan tố tụng triệu tập để làm việc phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; chớ không phải nhân danh cá nhân Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Để tránh trường hợp lạm quyền, lấy công hành tư, thì người nhận giấy triệu tập cần đòi hỏi được biết Quyết định khởi tố vụ án Hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng.
- Xác định tư cách hợp pháp của người làm việc với người được triệu tập: Ví dụ: Giấy triệu tập do Điều tra viên A ký đóng dấu Cơ quan điều tra nhưng lại ghi gặp và làm việc với Điều tra viên B thì công dân phải yêu cầu ông B xuất trình Giấy chứng nhận Điều tra viên (còn gọi là Thẻ Điều tra viên) hoặc Quyết định bổ nhiệm Điều tra viên (nếu chưa có Thẻ), công dân có quyền từ chối làm việc với người không phải Điều tra viên..
Xác định tư cách tham gia tố tụng của người được triệu tập:
Khi một vụ án hình sự được khởi tố, thì mới xác định được ai là bị hại, ai là bị can, ai là bị cáo, ai là nguyên đơn dân sự, ai là bị đơn dân sự, ai là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ai là người làm chứng, ai là người bào chữa, ai là người giám định, ai là người phiên dịch.
Người được triệu tập có quyền yêu cầu Điều tra viên cho xem Quyết định khởi tố vụ án Hình sự, thông báo rõ tư cách tham gia tố tụng của mình là gì, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng riêng theo từng loại tư cách tham gia, và ghi rõ vào biên bản làm việc. Nếu Điều tra viên không chứng minh được những điểm đó với người được triệu tập làm việc thì người được triệu tập có quyền từ chối làm việc (người dân từ chối làm việc vì công an không hợp tác với người dân làm đúng theo quy định, chứ không phải người dân không hợp tác).
oooOooo

Một đất nước muốn phát triển bền vững không thể không tính đến yếu tố trình độ hiểu biết pháp luật hiện hành của công dân trong nước. Mù luật là cản trở sự phát triển. Đòi hỏi thực hiện những quyền và nghĩa vụ công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận cũng là chung tay xây dựng một Nhà nước pháp quyền để từng bước hòa nhập với cộng đồng thế giới.