Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Chúng tôi sát cánh cùng nhóm SV Luật ra "Tuyên Ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn"


Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các - những sinh viên Luật khởi xướng Tuyên Ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn.

Chúng tôi, những công dân của nước Việt Nam, công khai danh tính, đồng nhận định rằng:
1. Tuyên ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn được thực hiện bởi những người yêu chuộng lẽ phải, không chỉ để nhắc nhở, mà còn khuyến khích cơ quan xét xử, trong hiện tình chính trị Việt Nam, can đảm thực hiện đúng chức phận bảo vệ công lý và pháp luật của mình.
2. Tuyên ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn hoàn toàn hướng đến mục tiêu mưu cầu công lý, sự thật và lẽ phải. Chính vì thế, Tuyên ngôn đã được hưởng ứng với hơn 2700 chữ ký của các người Việt Nam ở khắp nơi.
3. Việc Đoàn Thanh niên Cộng sản của Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh đăng tải bài viết trên website của họ, công khai cho rằng việc đưa ra Tuyên bố của ba công dân đồng thời là sinh viên Luật, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, “chỉ là hành động nhằm mục đích đánh bóng tên tuổi cá nhân... hành động này lại tạo nên ảnh hưởng xấu đến dư luận nói chung và cộng đồng Đoàn viên, sinh viên trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh nói riêng,” là một hành vi mang tính công kích cá nhân, xem thường quyền hiến định của các công dân Việt Nam trong việc lên tiếng, góp ý cho các vấn đề trong xã hội.
4. Đặc biệt, việc Đoàn Thanh niên trường này, trên website của họ, công bố hồ sơ cá nhân, đăng tải những dữ kiện riêng tư về điểm học tập của các sinh viên Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, là một hành vi xâm phạm đến Quyền bí mật đời tư cá nhân được quy định tại Điều 25 và Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005.

Từ những nhận định trên, chúng tôi, những công dân Việt Nam, cùng tuyên bố:
- Phản đối hành vi xuyên tạc, bôi nhọ, và vu khống dưới mọi hình thức đối với ba công dân đồng thời là sinh viên Luật, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các.
- Ủng hộ việc ba sinh viên Luật, Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các, khởi kiện Đoàn Thanh niên Cộng sản trường Đại học Luật Tp. HCM với hành vi xâm phạm Quyền bí mật đời tư cá nhân được quy định tại Điều 25 và 37 Bộ luận Dân sự 2005.

Chúng ta - Công Dân Tự Do sát cánh cùng Nguyễn Trang Nhung, Bùi Quang Viễn và Phạm Lê Vương Các - những sinh viên Luật khởi xướng Tuyên Ngôn Công Lý cho Đoàn Văn Vươn.

* * * * *
http://tuyenngondvv.blogspot.com/2013/05/nhom-khoi-xuong-khoi-kien-oan-truong-h.html

NHÓM KHỞI XƯỚNG KHỞI KIỆN ĐOÀN TRƯỜNG ĐH LUẬT TP. HCM

Nhận thấy, sau khi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trường Đại Học Luật TP. HCM (Đoàn truờng)  đăng bài viết “Thực hư về những người khởi xướng Công lý cho Đoàn Văn Vươn” của tác giả Trung Nhân, chúng tôi đã có thư yêu cầu xin lỗi và thư đề nghị tranh luận về mặt pháp lý nhưng không đựợc Đoàn trường hồi đáp.

Nay, chúng tôi, những người khởi xướng Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn quyết định khởi kiện Đoàn trường về hành vi xâm phạm đến “quyền được bảo vệ nhân phẩm, danh dự, uy tín” được quy định tại Điều 37, và “quyền bí mật đời tư” được quy định tại Điều 38 của Bộ luật Dân sự.

Chúng tôi khởi kiện không nhằm mục đích thắng – thua trước phán quyết của Tòa án, cũng không xem đó là cơ hội để biện minh trước các cáo buộc của Đoàn trường. Việc chúng tôi khởi kiện là để nói với công luận nói chung và những người học luật nói riêng biết rằng:

1. Tinh thần thượng tôn pháp luật luôn cần được bảo đảm trong một môi trường giảng dạy và đào tạo luật. Việc tiếp tay xâm phạm vào quyền bí mật đời tư và dung túng cho hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự và uy tín của bất kỳ ai cần được kiên quyết lên án và loại trừ.

2. Chuẩn mực văn minh tối thiểu của những người sinh hoạt trong môi trường giáo dục, đặc biệt là giáo dục pháp luật là tinh thần sẵn sàng tranh luận, phản biện và tôn trọng lẫn nhau, thay vì hành xử vô trách nhiệm như quy chụp và cáo buộc theo cảm tính, để sau đó phải im lặng và né tránh như cách làm của Đoàn trường trong thời gian qua.

3. Việc xây dựng và rèn luyện nếp sống, thói quen sử dụng pháp luật như là công cụ để giải quyết các rắc rối và bảo vệ quyền lợi của mình là điều mà những người học luật cần tiên phong.

Vì lẽ đó, việc khởi kiện của chúng tôi là cần thiết. 
Nói đến những người học luật là nói đến tinh thần luật pháp, nơi đó ghi dấu hình ảnh của những người sẵn sàng sử dụng lý lẽ và tư duy để bảo vệ chính mình, và vì một nền Công lý cho tất cả.

Xem đơn kiện của Nguyễn Trang Nhung TẠI ĐÂY
Xem đơn kiện của Bùi Quang Viễn TẠI ĐÂY
Xem đơn kiện của Phạm Lê Vương Các TẠI ĐÂY

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2013

CẨM NANG PHÁP LUẬT PHỔ THÔNG

Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người mà không có quyết định bằng văn bản
Trích nội dung THÔNG TƯ SỐ 26/2007/TT-BCA:
Ngày 15 tháng 11 năm 2007 Bộ Công an ban hành Thông tư số 26/2007/TT-BCA về việc hướng dẫn thi hành một số điều của Quy chế tạm giữ người theo thủ tục hành chính (ban hành kèm theo Nghị định số 162/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004).
Theo qui định tại thông tư số 26 do Bộ Công an ban hành, thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá 12 giờ, kể từ thời điểm bắt đầu giữ người vi phạm. Trong trường hợp cần thiết, thời hạn tạm giữ có thể kéo dài hơn nhưng không quá 24 giờ.
Đối với người vi phạm qui chế biên giới hoặc vi phạm hành chính ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo thì thời hạn này có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 48 giờ. Việc kéo dài thời hạn tạm giữ chỉ được áp dụng trong trường hợp cần phải có thêm thời gian làm rõ lai lịch, thân nhân người vi phạm và những tình tiết quan trọng, phức tạp liên quan.
Khi chưa hết thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ, nhưng đã điều tra, xác minh làm rõ, có đủ cơ sở kết luận và xử lý xong hành vi vi phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải ra quyết định chấm dứt ngay việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính. Khi có căn cứ cho rằng hành vi vi phạm pháp luật của người bị tạm giữ có dấu hiệu tội phạm, thì người ra quyết định tạm giữ phải chuyển ngay hồ sơ và người bị tạm giữ kèm theo tang vật, phương tiện vi phạm (nếu có) cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để giải quyết.
Trong mọi trường hợp, việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính đều phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền. Nghiêm cấm việc tùy tiện tạm giữ người mà không có quyết định bằng văn bản.

*****
Hiến pháp 1992
Chương V: Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
Điều 71:
Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.



oooOooo

GIẤY TRIỆU TẬP ĐƯỢC SỬ DỤNG KHI NÀO?
Một số người cứ nghe nói đến mấy từ “Giấy triệu tập” là hãi. Thật ra, giấy triệu tập chẳng có gì là ghê gớm, đó là một loại Giấy mời được các cơ quan tiến hành tố tụng (Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án) sử dụng trong quá trình điều tra vụ án hình sự, và được quy định rõ, chi tiết cụ thể các trường hợp sử dụng trong Bộ Luật Tố Tụng Hình sự. Theo quy định, khi tiến hành hoạt động tố tụng không sử dụng Giấy mời mà chỉ có duy nhất giấy triệu tập.
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự là văn bản pháp luật duy nhất quy định về việc dùng giấy triệu tập mà hệ thống cơ quan tố tụng phải tuân hành.
Thẩm quyền ký giấy triệu tập:
Theo Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự, Điều tra viên (Điều 35), Kiểm sát viên (Điều 37), Thẩm phán (Điều 39) có thẩm quyền ký giấy triệu tập nhằm mục đích thực hiện các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự..
Phạm vi nội dung làm việc khi triệu tập:
- Điều tra viên: Có quyền triệu tập để hỏi cung bị can, lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 35).
- Kiểm sát viên: Có quyền triệu tập để hỏi cung bị can; lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án (Điều 37).
- Thẩm phán: Có quyền triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên toà (Điều 39).
Như vậy, quyền triệu tập đương sự của Thẩm phán rộng hơn Điều tra viên và Kiểm sát viên..
Đối tượng triệu tập:
- Bị can: phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát (khoản 3 Điều 49).
- Bị cáo: phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (khoản 3 Điều 50).
- Người bị hại: là người bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản do tội phạm gây ra. Người bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (Điều 51).
- Nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc đòi bồi thường thiệt hại (khoản 3 Điều 52);
- Bị đơn dân sự: là cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định phải chịu trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết liên quan đến việc bồi thường thiệt hại. (khoản 3 Điều 53);
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án và trình bày trung thực những tình tiết trực tiếp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của mình. (khoản 2 Điều 54).
- Người làm chứng: Người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (khoản 4 Điều 55).
Người làm chứng có quyền:
a) Yêu cầu cơ quan triệu tập họ bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
b) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
c) Được cơ quan triệu tập thanh toán chi phí đi lại và những chi phí khác theo quy định của pháp luật.
- Người bào chữa: gồm Luật sư; Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; Bào chữa viên nhân dân (các điểm a, b, c khoản 1 Điều 56) phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án (điểm đ khoản 3 Điều 58).
BLTTHS không quy định Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án có quyền triệu tập người bảo vệ quyền lợi của đương sự không bị triệu tập.
- Người giám định phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án (khoản 3 Điều 60).
- Người phiên dịch phải có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án (khoản 2 Điều 61)..
* Đặc biệt, riêng người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền tham gia tố tụng nhưng cơ quan tố tụng lại không có quyền triệu tập:
Người bảo vệ quyền lợi của đương sự là người được người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự nhờ bảo vệ quyền lợi cho mình và được Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án chấp nhận. Người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể là: luật sư, bào chữa viên nhân dân hoặc người khác (khoản 1 Điều 59).
Như vậy, công dân chấp hành giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng vừa là thực hiện quyền, vừa là nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật, không có chuyện “được” hay “bị” triệu tập như một số người thường dùng để lòe người thiếu hiểu biết pháp luật..
Xác định tính hợp pháp của người ký giấy triệu tập:
Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự đã quy định rõ phạm vi đối tượng có thể triệu tập, tức công dân phải là một trong những đối tượng có tư cách tham gia tố tụng là: bị hại, bị can, bị cáo, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người bào chữa, người giám định, người phiên dịch. Không được phép triệu tập khơi khơi để hỏi những chuyện vớ vẩn, linh tinh không liên quan đến một vụ án cụ thể.
Trước đây, Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự quy định chỉ Trưởng, Phó cơ quan tiến hành tố tụng mới có quyền ký giấy triệu tập. Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự sửa đổi, bổ sung ngày 26/11/2003 quy định Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán đều có quyền ký giấy triệu tập.
Vì vậy, để xác định giấy triệu tập được ký hợp pháp, tức người ký nhân danh cơ quan tố tụng triệu tập để làm việc phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử; chớ không phải nhân danh cá nhân Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán. Để tránh trường hợp lạm quyền, lấy công hành tư, thì người nhận giấy triệu tập cần đòi hỏi được biết Quyết định khởi tố vụ án Hình sự của cơ quan tiến hành tố tụng.
- Xác định tư cách hợp pháp của người làm việc với người được triệu tập: Ví dụ: Giấy triệu tập do Điều tra viên A ký đóng dấu Cơ quan điều tra nhưng lại ghi gặp và làm việc với Điều tra viên B thì công dân phải yêu cầu ông B xuất trình Giấy chứng nhận Điều tra viên (còn gọi là Thẻ Điều tra viên) hoặc Quyết định bổ nhiệm Điều tra viên (nếu chưa có Thẻ), công dân có quyền từ chối làm việc với người không phải Điều tra viên..
Xác định tư cách tham gia tố tụng của người được triệu tập:
Khi một vụ án hình sự được khởi tố, thì mới xác định được ai là bị hại, ai là bị can, ai là bị cáo, ai là nguyên đơn dân sự, ai là bị đơn dân sự, ai là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, ai là người làm chứng, ai là người bào chữa, ai là người giám định, ai là người phiên dịch.
Người được triệu tập có quyền yêu cầu Điều tra viên cho xem Quyết định khởi tố vụ án Hình sự, thông báo rõ tư cách tham gia tố tụng của mình là gì, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng riêng theo từng loại tư cách tham gia, và ghi rõ vào biên bản làm việc. Nếu Điều tra viên không chứng minh được những điểm đó với người được triệu tập làm việc thì người được triệu tập có quyền từ chối làm việc (người dân từ chối làm việc vì công an không hợp tác với người dân làm đúng theo quy định, chứ không phải người dân không hợp tác).
oooOooo

Một đất nước muốn phát triển bền vững không thể không tính đến yếu tố trình độ hiểu biết pháp luật hiện hành của công dân trong nước. Mù luật là cản trở sự phát triển. Đòi hỏi thực hiện những quyền và nghĩa vụ công dân được Hiến pháp và pháp luật ghi nhận cũng là chung tay xây dựng một Nhà nước pháp quyền để từng bước hòa nhập với cộng đồng thế giới.


Thứ Sáu, 17 tháng 5, 2013

Tuyên Bố - Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vô tội và là những người yêu nước

Free-UyenKha

Trước bản án sai trái với tổng cộng 14 năm tù giam, 6 năm tù quản chế áp đặt lên hai sinh viên yêu nước Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha, những Công Dân Tự Do ký tên dưới đây đồng tuyên bố:

1. Bản án dành cho Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đã dựa vào tội danh tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong khi mọi đối tượng mà những hành vi của bị cáo nhắm đến, theo cáo trạng tại tòa hoàn toàn không phải là Nhà nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Phản đối hành động bành trướng, xâm phạm chủ quyền của đất nước không những là nghĩa vụ mà còn là quyền của mọi công dân theo quy định của Điều 44, 51, 69, 76, 77 của Hiến pháp Việt Nam.

3. Bày tỏ ý kiến về một đảng phái chính trị là biểu hiện của quyền tự do ngôn luận được bảo vệ chẳng những bởi Điều 69 Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mà còn bởi Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền vốn đã được Nhà nước Việt Nam ký kết và phê chuẩn.

Bởi thế, phán quyết của Toà cho rằng hai sinh viên yêu nước phạm tội Tuyên truyền chống Nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự chẳng những thiếu căn cứ pháp lý mà còn vi hiến.

Do đó, Chúng Ta - Những Công Dân Tự Do kêu gọi: 

1. Đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước cùng ký tên vào Tuyên bố này để khẳng định quan điểm và lập trường của công dân Việt Nam: Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha vô tội và là những người yêu nước. 

2. Tiếp tục vận động các chính phủ, tổ chức quốc tế và Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc để tranh đấu cho tự do của Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha.

3. Công khai thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau việc vinh danh và tiếp tục thể hiện tinh thần Vì danh dự dân tộc, chống bá quyền Trung Quốc. Vì tương lai đất nước, chống bầy sâu tham nhũng của hai sinh viên yêu nước.

Ngày 17 Tháng 5, Năm 2013 

Khởi xướng Tuyên Bố: Chúng Ta - Công Dân Tự Do 

Liên hệ với nhóm khởi xướng qua email: tuyenbocongdantudo@gmail.com

Mời các bạn cùng tham gia và ký tên tại đây:
https://docs.google.com/forms/d/17oYoq7UQUV1tDTUuM7S4U8i0SzGS-f04STZffDYCbfM/viewform#start=openform

Xem danh sách chữ ký cập nhật tại đây:
https://docs.google.com/spreadsheet/ccc?key=0AhgST0W2zE3PdHdfY0x2N2F3SGoxX3pJU1JjcWlDN2c#gid=0

***

Ghi chú: Vì giá trị của bản Tuyên bố và với tinh thần trách nhiệm, công khai, minh bạch, xin các bạn và quý vị chỉ tham gia ký tên cho cá nhân mình với những dữ kiện đầy đủ như sau: tên họ, CMND (nếu là người trong nước), số nhà, đường, quận, thành phố, tỉnh...

Thứ Năm, 9 tháng 5, 2013

THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP (Bổ sung) chiều 9/5/2013



Trong 4 THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP (gởi ngày 5/5/2013) trong đó có đài phát thanh TP.HCM, 18g chiều hôm qua 8/5/2013 nhận được cuộc gọi từ số 08.38291357 của người phụ trách chương trình "tiếp chuyện bạn nghe đài" mời hôm nay 9/5/2013 đến đài cung cấp thêm thông tin về việc này.
14g đến đài nhưng phòng chương trình "tiếp chuyện bạn nghe đài" bận học gì đó đến 15g30, mình gởi lại lá  THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP (Bổ sung) như dưới đây sau khi được chỉnh sửa theo sự góp ý của các bạn. Cám ơn.
**********
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 05 năm 2013
THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP (Bổ sung)
sự an nguy của tôi đang bị đe dọa vì đã Tố cáo, Tố giác công an lộng hành
Kính gởi:          Đài phát thanh Thành phố Hồ Chí Minh

I.               Người kêu cứu khẩn cấp:
-       Họ tên: HUỲNH CÔNG THUẬN. CMND: 330668464. Hiện tạm trú tại số 280/14A đường Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM.
-       Điện thoại: 0983323336 - Email: huynhcongthuan@gmail.com
II.             Tố cáo và tố giác công an lộng hành:
Linh tính báo trước chuyện chẳng lành sẽ xảy ra như trả thù, bắt cóc, hành hung hoặc giết người diệt khẩu đối với tôi và bạn bè tôi, sáng sớm ngày 5/5/2013 tôi đã gởi các THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP đến các cơ quan truyền thông, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình…
* Lúc 7:57 sáng ngày 5/5/2013 gởi THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP đến cơ quan truyền thông thì hơn một tiếng đồng hồ sau, vào khoảng 9:30 có 4 công dân Nguyễn Hoàng Vi, Vũ Sỹ Hoàng,Vũ Quốc Anh và SV Ánh Hiền trong khi đang dã ngoại ngày chủ nhật trong công viên 30/4 đã bị một số người ngang nhiên xông vào đánh đập giữa ban ngày ngay trung tâm thành phố trước khi đưa lên xe chở đi mất tích, thân nhân gia đình hoàn toàn không được biết ai bắt và bị giam giử ở đâu.
* Lúc 10g tôi lấy xe từ bưu điện TP.HCM ra về có người bám theo về đến tận nhà, xem lại đó là người đã từng giật điện thoại của tôi.
* Lúc 14h30 chiều ngày 5/5/2013, người nhà của Nguyễn Hoàng Vi và anh em bạn bè đã đến công an phường Bến Nghé hỏi về việc một số người ngang nhiên hành hung đánh đập và bắt giữ người dân trong địa bàn phường Bến Nghé. Yêu cầu công an tìm người đã bị bắt, bị giam giữ ở đâu và điều tra xem những kẻ nào đã ngang nhiên hành hung và bắt người dân ngay trung tâm thành phố !!!
* Đến 17g30 chiều ngày 5/5/2013 vẫn chưa biết tin tức của công dân Nguyễn Hoàng Vi, tôi đến nhà Hoàng Vi cùng chờ đợi với mẹ và em của Hoàng Vi. Đến 19h04 vẫn chưa có tin, quá nóng lòng tôi có gọi đến công an phường Phú Thạnh số 08.38298927 hỏi thì được trả lời không có giữ Nguyễn Hoàng Vi nhưng khoảng chỉ hơn nửa tiếng sau họ (công an phường Phú Thạnh) khiêng cô Hoàng Vi từ công an phường Phú Thạnh quăng ngay đầu hẻm nhà... Hoàng Vi vừa lê lết chân không giày dép đi vào nhà vừa khóc cho biết bị họ đánh đập, giam giữ tại công an phường Phú Thạnh từ sáng, họ làm nhục và cướp hết tất cả tài sản của cô bao gồm cái Ipad 4, điện thoại và bóp tiền... Cô khóc kêu gia đình cùng đến công an phường Phú Thạnh đòi lại tài sản
* Khi tôi cùng gia đình đến công an phường Phú Thạnh, vừa bước vào lên tiếng đòi lại tài sản thì cô Hoàng Vi và em gái là Nguyễn Thảo Chi bị đánh tới tấp còn bà mẹ già bị nắm tóc kéo lê, tôi đứng ngoài còn bị họ rượt phải bỏ chạy kêu anh em đến cứu giúp, trong khi chờ anh em đến, cô Thảo Chi gọi tôi đến gấp để cứu giúp vì bà mẹ đã bị đánh ngất xỉu, khi tôi trở lại cùng vài người bạn thấy bà mẹ đang nằm thoi thóp trên băng ghế phía trước. Một lúc sau cô em út đưa bà mẹ về, việc đòi lại tài sản thì bên công an phường đổ cho bên thành phố không ai chịu trách nhiệm, tranh luận một lúc sau thì công an phường hẹn 2 giờ chiều mai trở lại nhưng chỉ nói miệng, yêu cầu viết giấy không được nên Hoàng Vi quyết định ở lại đòi cho được hoặc phải viết giấy xác nhận, hết người này đến người khác chỉ hứa miệng chứ hoàn toàn không chịu viết giấy, đến khoảng 10 giờ một số người thường phục (là công an thành phố) bỏ ra về… đến 11g khuya bổng nhiên công an phường đem các xe 2 bánh ra chặn 2 đầu đoạn đường dài khoảng 100m, đến gần 12 giờ một việc lạ nữa là bỗng có nhiều phụ nữ đến đi vào công an phường lúc giữa khuya cùng với một số người thường phục quay trở lại… khi thấy không thể đòi lại tài sản cô Hoàng Vi và chúng tôi quyết định cùng ra về, trong chúng tôi một số người đi taxi và một số người đi xe máy nhưng cùng đi chung đường về đã bị những người lạ bám theo suốt từ quận Tân Phú về đến quận 3 nên không dám tách đi riêng về mà quyết định tất cả vào quán ăn ngồi chờ sáng ra về.
* Đến trưa hôm sau 6/5/2013 theo lời hứa của công an phường Phú Thạnh, cô Hoàng Vi cùng mẹ, em gái Thảo Chi và vài người bạn đến công an phường lấy lại tài sản, sau một lúc tranh luận thì cô Hoàng Vi bị Nguyễn Duy Lâm (công an phường Phú Thạnh, quận Tân Phú) đấm chảy máu mũi, sau đó công an mới đồng ý trả lại cái Ipad nhưng khi mở lên thì máy đã bị hack truy cập trái phép đổi password nên không mở lên được, cô Thảo Chi yêu cầu công an phải viết giấy xác nhận hiện trạng của máy nhưng công an không đồng ý, và rồi bổng nhiên công an và dân phòng cưởng chế đuổi tất cả mọi người ra đường, lúc đó mọi người nhìn lại thì 2 đầu đường đã bị chặn hồi nào không ai hay, bà mẹ thuật lại với tôi: "bà bị mấy người phụ nữ phường kềm giử lại không cho đi theo các con" và khi nghe tiếng các con la khóc bà biết chuyện chẳng lành, các phụ nữ và thanh niên từ phường đi ra cùng với một số người đã chờ sẳn bên ngoài từ trước xông vào hành hung đấm đá túi bụi tất cả mọi người, cô Thảo Chi bị đánh gảy răng bể mắt kiếng, Châu Văn Thi bị đánh hội đồng nằm gục và bị dẫm đạp lên người làm bể mắt kiếng, cô Hoàng Vi bị cả đám xông vào đánh túi bụi khi bà mẹ nghe các con bị hành hung la khóc bà đi đến vừa khóc vừa xông vào cứu con thì bị một thanh niên quay lại đánh và châm điếu thuốc đang cháy vào mặt… khi mọi người gần như nằm gục hết thì họ ngưng đánh, người nhà gọi taxi chở đi cấp cứu bị công an chặn không cho xe vào, phải một lúc lâu sau taxi mới được vào chở đi, định đến bệnh viện quận 3 nhưng bị những người lạ bám theo chặn buộc xe taxi chạy theo ý họ vào Bệnh viện Tân Phú, khi taxi đến bệnh viện Tân Phú lại bị xông vào đánh tiếp, phải lên xe taxi khác chạy vào nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế lánh nạn, người bị nhẹ trú ẩn trong nhà thờ, người bị nặng được các cha giúp đưa đi cấp cứu…
* Sáng thứ hai 6/5/2013 khi tôi dẫn xe ra đi làm, anh chủ nhà đối diện (280/3 Huỳnh Văn Bánh - uốn tóc Thủy) bước qua hỏi:
- Tối thứ bảy anh không có ở nhà phải không?
- À, đúng rồi tôi đi Hàm Tân nhưng sao anh biết?
- Tối thứ bảy tôi về khuya lắm, đã hơn 12g khuya, rất khuya rồi nhưng có 2 tên dựng xe đứng ngay đây giửa nhà tôi và nhà anh, xe chúng để bên này, 1 tên đang chăm chú nhìn vào nhà anh, tay nó cầm cái gì lớn lắm quấn trong vải đen, khi thấy tôi về dựng xe mở cửa nó làm bộ gọi điện thoại nói lớn cho tôi nghe "không có ai ở nhà hết, vậy thôi về sáng sớm trở lại nghe?" tên này tướng tá to con mập mạp chứ không phải xì ke ma túy như mấy tên trộm thường, tôi hỏi anh nhớ nó đi xe gì, bảng số xe mấy không?. Anh bạn không nhớ.
* Tại nhà này tôi đã 3 lần bị trộm, (lần 1) tháng 6/2012 đi vắng bị bẻ khóa lấy đi vài thứ trong đó có 1 laptop Fujitsu, khi về tôi đã báo đến công an, sau đó có việc đi vắng, qua nhà lớn kế cận (cùng số 280/14A) nhờ trông giúp thì được cô con dâu nói nhỏ cho biết là công an đó không phải trộm đâu - hỏi sao biết, được trả lời là có người xưng là công an vào nhà nói với mẹ?! sau đó 2 lần nữa bị trộm 2 laptop nhưng tôi không báo đến công an làm gì cho mất công. (lần 2) cuối tháng 8/2012 đêm khuya trộm leo lên ban công thò tay qua khe sắt song cửa sổ trộm 1 laptop Thinkpad T61, sáng ra mở cửa không được vì bị cột dây bên ngoài phải gọi nhờ người tháo mở dây, (lần 3) khuya đêm 1/9/2012 trộm cũng leo lên ban công, nhưng vì đã cảnh giác nên tôi để laptop xa tuốt bên trong, chúng dùng cây thò qua khe song cửa sổ khều móc lấy cái laptop gây ra tiếng động lớn làm tôi thức giấc chụp giành lại nhưng chúng giựt mạnh phăng đi làm sướt cả tay tôi chảy máu, khi chúng gây tiếng động lớn khiến anh chủ nhà đối diện (tiệm uốn tóc Thủy 280/3) thức dậy mở cửa lầu nhìn ra còn thấy nó từ ban công nhảy xuống leo lên xe tên đồng bọn đang chờ sẳn ôm theo cái laptop bỏ chạy, khi tôi mở cửa cũng bị cột bên ngoài nhưng cột bằng dây vải tôi thò kéo qua khe cắt dây và anh chủ nhà đối diện cũng mở cửa ra xem thấy chúng còn bỏ lại một cái cây đầu quấn vải dài khoảng 5 tấc.
* Bị trộm lần đầu tháng 6/2012 tôi có báo đến công an, nhưng sau đó nghe con của chủ nhả kế cận nói là công an chứ không phải trộm nên 2 lần sau tôi không báo đến công an làm gì cho mất công.
* Một lần vào sáng sớm nhìn ra cửa sổ thấy một anh dựng xe ngồi canh me, mặc đồ coi bộ sạch sẽ sang trọng không phải xe ôm. Và khuy đêm thứ bảy 4/5/2013 vừa qua một lần nữa bọn chúng âm mưu nhưng may mắn nhờ anh chủ nhà đối diện về quá khuya, hơn 12g khuya nên âm mưu thất bại chúng phải (giả vờ) gọi điện thoại trước khi bỏ đi...
Tôi xin khẳng định:
Khi quyết định tố cáo, tố giác sự lộng hành của công an tôi sẵn sàng chấp nhận tình huống xấu nhất đưa đến, nhưng tuyệt đối không tự thiêu, không tự sát và càng không tự nguyện xin vào trụ sở công an tự tử. Nếu sau này có lời khai nào không đúng với những tố cáo này, tức là không phải của tôi, do tôi. Nhất là những lời tự thú nếu có thì chắc chắn là do bị ép buộc hoặc bị cắt ghép làm sai sự thật.
Kính thưa,
Sau khi công khai tố cáo và tố giác công an lộng hành thì sự an nguy kể cả tính mạng của tôi đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những kẻ tự xưng là công an đang lén lút rình rập, họ có thể ra tay hãm hại, vu khống chụp mũ bắt cóc hoặc giết tôi và bạn bè tôi bất cứ lúc nào.
Nay qua THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP này kính yêu cầu các cơ quan truyền thông, cơ quan ngôn luận, báo chí, đài phát thanh, đài truyền hình cùng lên tiếng đánh động dư luận cứu giúp những người dân thấp cổ bé miệng chúng tôi.
Thật lòng mà nói, tôi vẫn biết rằng những người dám xem thường pháp luật ngang nhiên hành hung đánh dập và bắt người ngay trên đường phố được bao che bảo kê bởi những tổ chức quyền lực, thế lực (có thể nói là to lớn) vì vậy các cơ quan truyền thông như đài phát thanh TP.HCM rất khó có thể đủ sức đưa vụ việc áp bức bất công, vi phạm pháp luật này ra ánh sáng. Tôi chỉ hy vọng sau này nếu có sự bất trắc xảy ra với chúng tôi quý đài sẽ là nhân chứng và vật chứng là những lá THƯ KÊU CỨU KHẨN CẤP này.
Trân trọng kính chào & thành thật cảm ơn
                                                                        Huỳnh Công Thuận
hình 1: 
chụp tại hiện trường (bằng ĐTDĐ) sau khi bị đánh trước trụ sở công an phường Phú Thạnh quận Tân Phú chiều ngày 6/5/2013, bà mẹ nằm gục dưới đường, Hoàng Vi và Thảo Chi (răng bị gảy, mặt đẩy máu) đang ngồi khóc trong khi xe Taxi bị chặn không cho vào đưa đi cấp cứu.


 hình 2:
 cô Nguyễn Thảo Chi đưa vào BV răng bị gảy, mặt bê bết máu, máu thấm ướt cả áo. Nguyễn Hoàng Vi bị đánh đau khắp người phải vào lánh nạn trong nhà thờ dòng Chúa Cứu Thế.