Thứ Sáu, 12 tháng 4, 2013

Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do: QUYỀN LẬP HIẾN là của NGƯỜI DÂN


Chính phủ cho rằng cần xác định quyền lập hiến là thể hiện cao nhất chủ quyền nhân dân. gồm quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý trong quá trình dự thảo HP và cuối cùng là quyền biểu quyết thông qua trưng cầu dân ý (*).

Chính vì thế Chúng Ta hãy đồng lòng:

1. Công khai gặp nhau nơi công cộng để trao đổi, trình bày ý kiến của mình về Hiến pháp cho một nước Việt Nam Dân Chủ.

2. Công khai bày tỏ chính kiến của mình về nội dung của Hiến pháp trên mọi diễn đàn điện tử bằng những bài viết, phát biểu tại những nơi công cộng bằng những bảng cầm tay, hàng chữ trên áo... Đó là quyền sáng kiến lập hiến, quyền tham gia góp ý Hiến pháp mà chính phủ đã đề cập.

3. Công khai xuống đường phổ biến những tài liệu góp ý tích cực và xây dựng về nội dung Hiến pháp để đồng bào chúng ta có những góc nhìn đa dạng, nhằm có một quyết định sáng suốt và độc lập đối với Hiến pháp của quốc gia.

4. Từ chối, bất hợp tác mọi hành vi cưỡng ép ký nhận những văn bản liên quan đến Hiến pháp mà chúng ta không đồng ý và xem đó là những vi phạm tư cách chủ thể về quyền lập hiến của người dân.

5. Công bố cho dư luận và chính phủ biết rõ mọi đe dọa, sách nhiễu đối với cá nhân và gia đình trong tiến trình thể hiện quyền lập hiến của mình.

Đối với chính phủ, chúng tôi, với nghĩa vụ đóng thuế để chính phủ có thể hoạt động và vận hành những sinh hoạt của quốc gia, trong vai trò của những người làm chủ đất nước và chủ thể của quyền lập hiến, yêu cầu chính phủ:

1. Đăng tải mọi ý kiến độc lập của cá nhân, tập hợp quần chúng về Hiến Pháp - điển hình là Lời Tuyên Bố của các Công Dân Tự Do, Thư của Hội đồng Giám mục Việt Nam gửi Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 nhận định và góp ý sửa đổi Hiến pháp, Kiến Nghị 72 về Sửa đổi Hiến pháp trên các kênh thông tin được vận hành bởi tiền thuế của nhân dân.

2. Thành lập một ủy ban độc lập để soạn thảo Hiến pháp và thu nhận ý kiến của nhân dân. Tính độc lập được thể hiện bằng việc bao gồm nhiều thành phần quần chúng trong ủy ban và không có quá bán đảng viên của đảng cộng sản là thành viên của ủy ban.

3. Chấm dứt việc đến từng nhà dân ép ký tên vào kiến nghị trong đó chỉ có hai lựa chọn là đồng ý hoàn toàn và đồng ý kèm góp ý.

4. Ra văn bản nghiêm cấm và nghiêm trị mọi phát biểu, hành vi đe dọa nhân dân khi thể hiện ý kiến độc lập của mình về Hiến pháp.

5. Tổ chức Trưng Cầu Dân Ý với sự giám sát của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên, để có thể đảm bảo tính trung thực và khách quan của cuộc Trưng Cầu Dân Ý.

Chúng Ta - Các Công Dân Tự Do

(*) http://phapluattp.vn/20130411122324936p0c1013/chinh-phu-kien-nghi-quyen-lap-hien-thuoc-ve-nhan-dan.htm
.............
  (Đoan Trang)
“Quyền lập hiến thuộc về nhân dân” có lẽ là một ý khó hiểu đối với phần lớn mọi người, bởi các khái niệm như là “lập hiến”, “nhân dân”. Lập hiến là gì? Quyền lập hiến có quan trọng không? Vì sao phải thuộc về nhân dân, mà nhân dân là những ai?
Trong khả năng và trình độ rất hạn hẹp, mình sẽ cố viết về đề tài này trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”, bằng cách viết dễ hiểu nhất có thể. Nhưng trong lúc mình chưa viết xong thì các bạn, nhất là các bạn trẻ, có thể nghiên cứu bài này trước. 
Một điều đơn giản mà chúng ta có thể thấy ngay là, người dân phải có quyền lựa chọn, mà quyền lựa chọn đó phải CÓ Ý NGHĨA, tức là ít nhất phải có hai “ứng viên” khác biệt nhau trở lên cho mỗi cuộc lựa chọn. Chúng ta phải có quyền lựa chọn từ ít nhất hai dự thảo hiến pháp trở lên, do ít nhất hai lực lượng khác nhau trong xã hội đưa ra.
Ngay cả bản “Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp” mà Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân đưa ra cũng vi phạm hoàn toàn nguyên tắc “lựa chọn có ý nghĩa” này, khi mà nó chỉ có một Dự thảo duy nhất, và hai phương án: 1. Đồng ý (hoàn toàn) với nội dung Dự thảo. 2. Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo (đề nghị ghi rõ…) và có ý kiến góp ý (đề nghị ghi rõ). 
Như vậy tức là, phải là người nào… rảnh rỗi lắm mới bỏ thời gian ra ghi những điểm cụ thể nào đó mà họ tán thành trong dự thảo, trong khi họ chỉ việc đánh dấu “Đồng ý” (hoàn toàn) là xong.
 (Nguồn)
http://www.phamdoantrang.com

2 nhận xét:

  1. nhà nước ta là nhà nước cuẩ dân, do dân, và vì dân, ý kiến của nhân dân luôn đươc tiếp thu. nhưng không phải là theo cơ chế này bạn ạ. nếu theo kiểu này thì "chín người mười ý" nhà nước biết tin vào ai, ai cũng muốn ý kiến của mình được đề bạc, được áp dụng cả. ở nước ta mọi việc phải đi theo kiểu trưng cầu từng vùng mà. từ dưới lên trên, đại đa số thắng thiểu số, và được thông qua bởi các nhà đại diện của nhân dân. họ sẽ tập hợp ý kiến của đại đa số nhân dân địa phương và truyền đạt lên trên. nếu quá bán thì ý kiến đó mới được kiến nghị lên, còn nếu chưa quá bán thì không thể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. (Đoan Trang)
      “Quyền lập hiến thuộc về nhân dân” có lẽ là một ý khó hiểu đối với phần lớn mọi người, bởi các khái niệm như là “lập hiến”, “nhân dân”. Lập hiến là gì? Quyền lập hiến có quan trọng không? Vì sao phải thuộc về nhân dân, mà nhân dân là những ai?
      Trong khả năng và trình độ rất hạn hẹp, mình sẽ cố viết về đề tài này trong loạt bài “Nói với mình và các bạn: Vẻ đẹp của chính trị”, bằng cách viết dễ hiểu nhất có thể. Nhưng trong lúc mình chưa viết xong thì các bạn, nhất là các bạn trẻ, có thể nghiên cứu bài này trước.
      Một điều đơn giản mà chúng ta có thể thấy ngay là, người dân phải có quyền lựa chọn, mà quyền lựa chọn đó phải CÓ Ý NGHĨA, tức là ít nhất phải có hai “ứng viên” khác biệt nhau trở lên cho mỗi cuộc lựa chọn. Chúng ta phải có quyền lựa chọn từ ít nhất hai dự thảo hiến pháp trở lên, do ít nhất hai lực lượng khác nhau trong xã hội đưa ra.
      Ngay cả bản “Phiếu lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp” mà Ban chỉ đạo tổ chức lấy ý kiến nhân dân đưa ra cũng vi phạm hoàn toàn nguyên tắc “lựa chọn có ý nghĩa” này, khi mà nó chỉ có một Dự thảo duy nhất, và hai phương án: 1. Đồng ý (hoàn toàn) với nội dung Dự thảo. 2. Đồng ý với những nội dung khác trong Dự thảo (đề nghị ghi rõ…) và có ý kiến góp ý (đề nghị ghi rõ).
      Như vậy tức là, phải là người nào… rảnh rỗi lắm mới bỏ thời gian ra ghi những điểm cụ thể nào đó mà họ tán thành trong dự thảo, trong khi họ chỉ việc đánh dấu “Đồng ý” (hoàn toàn) là xong.

      Xóa